Định nghĩa về năng lực Đọc hiểu
Thứ năm - 14/12/2017 09:45
Định nghĩa về năng lực đọc hiểu đã thay đổi theo thời gian cùng với những thay đổi trong xã hội, kinh tế và văn hóa. Khái niệm về học tập, đặc biệt là khái niệm về học tập suốt đời (lifelong learning) đã mở rộng tri thức về năng lực đọc hiểu. Năng lực không còn là một khả năng chỉ có trong thời thơ ấu ở những năm đầu đi học. Thay vào đó, năng lực được xem như miền mở rộng kiến thức, kỹ năng và chiến lược mà cá nhân xây dựng suốt cuộc đời ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, thông qua sự tương tác với bạn bè và cộng đồng lớn hơn.
Định nghĩa về năng lực đọc hiểu đã thay đổi theo thời gian cùng với những thay đổi trong xã hội, kinh tế và văn hóa. Khái niệm về học tập, đặc biệt là khái niệm về học tập suốt đời (lifelong learning) đã mở rộng tri thức về năng lực đọc hiểu. Năng lực không còn là một khả năng chỉ có trong thời thơ ấu ở những năm đầu đi học. Thay vào đó, năng lực được xem như miền mở rộng kiến thức, kỹ năng và chiến lược mà cá nhân xây dựng suốt cuộc đời ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, thông qua sự tương tác với bạn bè và cộng đồng lớn hơn.
Người đọc tạo ra ý nghĩa đáp ứng với văn bản bằng cách sử dụng kiến thức trước đây và các tình huống gợi ý có nguồn gốc từ xã hội và văn hóa. Khi xây dựng ý nghĩa, người đọc sử dụng nhiều quy trình, kỹ năng và chiến lược để thúc đẩy, giám sát và duy trì sự hiểu biết. Dự kiến là những quy trình và chiến lược sẽ thay đổi tùy theo ngữ cảnh.
Định nghĩa về năng lực đọc hiểu PISA như sau: Năng lực đọc hiểu là hiểu, sử dụng, phản ánh và liên kết vào các văn bản viết, nhằm đạt được các mục tiêu cá nhân, phát triển kiến thức và tiềm năng cá nhân, và tham gia vào xã hội.
- Năng lực đọc hiểu …
Thuật ngữ “năng lực đọc hiểu” thiên về “đọc hiểu” bởi vì có khả năng truyền tải một cách chính xác hơn tới đối tượng người đọc không phải là - chuyên gia những nội dung mà cuộc khảo sát sẽ đo lường. “Đọc hiểu” thường được hiểu là giải mã đơn giản, hoặc thậm chí đọc to, trong khi mục đích của cuộc khảo sát này là nhằm đo lường cái gì đó rộng hơn và sâu hơn. Năng lực đọc hiểu bao gồm một loạt các năng lực nhận thức, từ giải mã cơ bản đến kiến thức về từ ngữ - ngữ pháp và các cấu trúc lớn hơn về ngôn ngữ và văn bản, đến kiến thức về thế giới.
Trong nghiên cứu này, “năng lực đọc hiểu” có mục đích nhằm thể hiện ứng dụng về đọc hiểu mang tính hoạt động, có mục đích và chức năng trong một loạt các tình huống và nhiều các mục đích khác nhau.
Các kỹ năng đọc hiểu không chỉ quan trọng đối với cá nhân mà còn cả các nền kinh tế nói chung. Các nhà hoạch định chính sách và những người khác đang nhận ra rằng trong xã hội hiện đại, vốn con người (human capital) - tổng thể những cá nhân trong một nền kinh tế biết và có thể làm được - là hình thức vốn quan trọng nhất. Nhiều năm qua, các nhà kinh tế đã xây dựng các mô hình cho thấy rằng nhìn chung là trình độ giáo dục của một quốc gia là một yếu tố dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế (Coulombe và cộng sự, 2004).
- … hiểu, sử dụng, phản ánh…
Từ “sự hiểu biết” được kết nối một cách dễ dàng với “lĩnh hội đọc hiểu - reading comprehension”, một yếu tố đã được chấp nhận về đọc hiểu. Từ “sử dụng” là những khái niệm về ứng dụng và chức năng - làm điều gì đó đối với những gì chúng ta đã đọc. “Suy nghĩ về” được bổ sung thêm vào “sự hiểu biết” và “sử dụng” nhằm nhấn mạnh quan điểm cho rằng đọc hiểu là tương tác: người đọc rút ra những suy nghĩ và kinh nghiệm của mình khi tham gia vào một văn bản. Tất nhiên, mọi hành động về đọc hiểu đều yêu cầu suy nghĩ, rút ra thông tin từ bên ngoài văn bản.
Thậm chí ở những giai đoạn đầu tiên, người đọc rút ra kiến thức tượng trưng để giải mã một văn bản và yêu cầu kiến thức về từ vựng để xây dựng ý nghĩa. Khi người đọc xây dựng kho thông tin của mình, kinh nghiệm và niềm tin, họ liên tục, thường là vô tình, kiểm tra những gì đã đọc với kiến thức bên ngoài, theo đó liên tục xem xét và điều chỉnh khả năng phán đoán của mình về văn bản.
- … và tham gia vào …
Một người có năng lực đọc hiểu không chỉ có các kỹ năng và kiến thức để đọc tốt, mà còn đánh giá và sử dụng việc đọc hiểu vào nhiều mục đích khác nhau. Do đó, mục tiêu của giáo dục là không chỉ tu dưỡng trình độ mà còn tham gia vào đọc hiểu. Trong ngữ cảnh này, tham gia có nghĩa là động lực thúc đẩy để đọc và cả một cụm (cluster) những đặc điểm tình cảm và hành vi, bao gồm sự quan tâm và hứng thú về đọc hiểu, khả năng kiểm soát những nội dung người ta đọc, tham gia vào các khía cạnh xã hội của đọc hiểu và thực hiễn đọc hiểu đa dạng và thường xuyên.
- … các văn bản viết …
Thuật ngữ “văn bản viết” nghĩa là tất cả những văn bản mạch lạc trong đó ngôn ngữ được sử dụng dưới dạng đồ họa, cả ở bản in và kĩ thuật số. Thay vì dùng từ “thông tin”, vốn được dùng trong một số định nghĩa đọc hiểu khác, sử dụng “văn bản” vì thuật ngữ này có liên quan tới ngôn ngữ viết và vì thuật ngữ này bao hàm cả năng lực cũng như đọc hiểu thông tin - tập trung (information - focused).
- … nhằm đạt được các mục tiêu cá nhân, phát triển kiến thức và tiềm năng cá nhân, và tham gia vào xã hội ...
Cụm từ này có nghĩa là để nắm bắt được phạm vi toàn diện của các tình huống trong đó năng lực đọc hiểu đóng một vai trò, từ cá nhân tới cộng đồng, từ trường học đến công sở, từ giáo dục chính thức tới học tập và công dân tích cực. “Nhằm đạt được các mục tiêu cá nhân, phát triển kiến thức và tiềm năng cá nhân” thể hiện rõ ràng một ý tưởng rằng năng lực đọc hiểu hỗ trợ việc thực hiện các nguyện vọng cá nhân – kể đã xác định, như tốt nghiệp hoặc tìm việc làm, hoặc là chưa xác định rõ hay chưa xác định ngay lúc đó để làm phong phú và mở rộng cuộc sống cá nhân và giáo dục suốt đời.
Từ “tham gia” được sử dụng vì thể hiện rằng năng lực đọc hiểu cho phép con người đóng góp cho xã hội cũng như để đáp ứng nhu cầu cá nhân của mình. “Tham gia” là sự tham gia về mặt xã hội, văn hóa và chính trị.
Đọc hiểu là một lĩnh lực đa chiều. Tuy có nhiều yếu tố nằm trong cấu trúc, nhưng không phải tất cả đều đưa vào để xây dựng đánh giá PISA. Chỉ có những yếu tố được coi quan trọng nhất mới được lựa chọn.
Chúng tôi trên mạng xã hội